"Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực toàn cầu với tiêu chí "coi trọng công tác đào tạo con người" của Tập đoàn Yazaki" (trình bày trường hợp điển hình)

Tổng quan về Công ty cổ phần Yazaki

・Thành lập: ngày 8 tháng 10 năm 1941
・Trụ sở: 17F Mita Kokusai Bldg. 1-4-28 Mita, Minato-ku, Tokyo, 108-8333
・Người đại diện:
Chủ tịch đại diện pháp luật: Yazaki Yasuhiko
Giám đốc đại diện pháp luật: Yazaki Shinji

・Vốn đầu tư: 3.191.500.000 yên
・Hoạt động kinh doanh: Phát triển, sản xuất, mua bán thiết bị đo và bộ dây điện dành cho xe ô tô, v.v…
・Số lượng nhân viên: Tại Nhật Bản: 20.195 người; Nước ngoài: 265.605 người; Tổng cộng: 285.800 người (bao gồm cả công ty con chưa hợp nhất và công ty liên kết)
             * Tính đến ngày 20/6/2017

Trụ sở chính toàn cầu Y-CITY (Dưới đây gọi là WHQ)

phỏng vấn

     

     
     Ban Tổng vụ nhân sự, Phòng Phát triển nhân lực
     

“Tư tưởng” là mối liên kết giữa công ty của những ngày đầu thành lập và hiện tại, giữa Nhật Bản và Thế giới

Khi nói đến vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty, không thể không đề cập đến “tư tưởng” coi trọng công tác đào tạo con người.

Ví dụ, công ty chúng tôi có một văn hóa, đó chính là mang đến cơ hội học tập cho nhân viên, nếu họ có nguyện vọng “muốn học thêm điều mới”. Điều này được xuất phát từ tư tưởng của người sáng lập công ty, ngài Yazaki Sadami.
Thuở thơ ấu, gia đình của ngài Yazaki Sadami rất nghèo khó.Vốn dĩ là người rất ham học nên ngài Yazaki Sadami luôn mong muốn có thể tiếp tục học lên cao, tuy nhiên, ngài đã phải từ bỏ giấc mơ của mình để bắt đầu học nghề vào năm 15 tuổi.
Ngay cả khi bắt đầu làm việc, ngài vẫn tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ học tập của mình.

Tư tưởng này của người sáng lập vẫn được kế thừa trong công ty cho đến ngày nay.Ví dụ, nếu nhân viên có nguyện vọng “muốn đi du học để lấy bằng MBA”, công ty sẽ hỗ trợ toàn diện, bao gồm cả tiền học phí và tiền thuê nhà.Thậm chí khi phòng Phát triển nhân lực đề xuất chính sách đào tạo mới, công ty cũng không có bất kỳ lời than phiền nào như “Việc làm này có ý nghĩa gì?” hay “Thật lãng phí tiền bạc”. Dù cho mức độ hiệu quả của các chính sách được đánh giá là không cao, nhưng cuối cùng vẫn nhận được sự ủng hộ thực hiện. Chúng tôi cảm nhận được rằng tư tưởng “Coi trọng công tác đào tạo con người” và “Ủng hộ tinh thần học tập” của người sáng lập đang dần ăn sâu vào văn hóa của công ty.

Văn hóa kế thừa tư tưởng này không chỉ dừng lại ở tổng công ty tại Nhật Bản, mà còn được nhận thấy tại các công ty ở nước ngoài. Hiện tại, nhóm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đang thực hiện đào tạo, chủ yếu là ở các công ty thuộc khu vực Châu Á, nhằm giúp nhân viên ở các công ty này thấm nhuần triết lý kinh doanh của Tập đoàn Yazaki.

  Chính sách của Tập đoàn Yazaki
  “Doanh nghiệp sánh bước cùng Thế giới” “Doanh nghiệp có ích cho xã hội”

  Tinh thần Yazaki
  “Tinh thần bất khuất” “Tinh thần phục vụ” “Tầm nhìn rộng”

Tôi sẽ giới thiệu một chương trong tài liệu dùng để thực hiện đào tạo tại chi nhánh ở Philippines vào hôm trước.

Vì mục đích của công tác đào tạo là giúp mọi người thấm nhuần triết lý kinh doanh nên hiển nhiên tôi sẽ trình bày về điều đó.Tuy nhiên, truyền đạt sao cho nhân viên bản xứ có thể hiểu rõ về chính sách công ty và tinh thần Yazaki là một việc không hề dễ dàng.
Trong khóa đào tạo, tôi sẽ trình bày về những khó khăn của ngài Yazaki Sadami khi ông thành lập công ty và khởi nghiệp, cũng như quan điểm của ông khi mở rộng công ty ra toàn cầu, v.v…
Trong quá trình đào tạo, chúng tôi đã cho phát một DVD vốn được thực hiện để kỷ niệm 75 năm thành lập của công ty.Trong DVD này, tất cả các nhân viên trên toàn thế giới sẽ lần lượt trả lời câu hỏi “Điều gì đã kết nối bạn?”.Vào khoảnh khắc một phụ nữ mang thai người Việt Nam xuất hiện ở đoạn cuối trong DVD, chúng tôi đã nghe thấy tiếng nức nở vang lên trong hội trường.Người phụ nữ Việt Nam trong DVD đã nói với chúng tôi, những người đang chăm chú xem rằng “Ông Yazaki đã kết nối tôi với đứa trẻ này”.

Tại Philippines, có một nhà máy được gọi là EDS Manufacturing Inc. (dưới đây gọi là EMI), nhà máy này được thành lập tại khu vực mà khoảng 30 năm trước từng xảy ra những vụ án khủng khiếp như án mạng, v.v… khiến cho tình hình an ninh ở khu vực này rất bất ổn, ngay cả người dân địa phương cũng không dám đến gần.Tuy vậy, vào thời điểm nhà máy được thành lập, cũng là lúc khu vực này được tái sinh với những con đường và nhà cửa được xây cất lên, cơ sở hạ tầng phát triển và cư dân tập trung đông đúc.
Chúng tôi nghĩ rằng chính thông điệp mà người phụ nữ Việt Nam gửi gắm đã mang lại sự đồng cảm sâu sắc cho những nhân viên tại Philippines.
Chúng tôi cũng vô cùng kính trọng ngài quản lý cơ sở đã tạo dựng nhà máy tại Philippines.Có một nhân viên chia sẻ rằng “Ngài quản lý cơ sở là người rất nghiêm khắc, nhưng ngài ấy đã cho chúng tôi sô-cô-la khi chúng tôi đạt được thành tích tốt. Đối với tôi, đó là những viên sô-cô-la ngon nhất mà tôi từng ăn”.
Một nhân viên khác thì đọc vanh vách câu thành ngữ “Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu” đã học từ những nhân viên người Nhật đến công tác vào thời điểm đó.

EMI tại Philippines
Trong quá trình thực hiện đào tạo tại công ty, chúng tôi cho rằng có sự khác biệt trong cách lý giải triết lý về chính sách công ty và tinh thần Yazaki, khác biệt về cách làm thế nào để đem những triết lý đó đặt vào các hoạt động kinh doanh, những khác biệt này đều phụ thuộc vào xã hội và tôn giáo của nước sở tại, cũng như mức độ phát triển và sự lớn mạnh của tổ chức.
Cho đến nay, mặc dù chưa từng định nghĩa rõ ràng nhưng chúng tôi nhận thấy rằng chính mối liên kết sâu sắc với nhân viên làm việc tại chi nhánh địa phương từ khi thành lập đã giúp chúng tôi truyền tải tư tưởng Yazaki.

Những nhân viên Philippines chia sẻ điều này với chúng tôi cũng đã tầm 55 đến 60 tuổi, và họ cũng đã làm việc tại nhà máy từ những ngày đầu thành lập.
Chúng tôi nhận thấy có một vấn đề lớn cần phải giải quyết đối với bản thân họ, và cả với chúng tôi, đó là làm thế nào để họ truyền đạt cho thế hệ sau về những điều đã học được và những kinh nghiệm đã trải qua một khi họ rời khỏi Yazaki trong 5 năm, 10 năm nữa.

Việc đào tạo được bắt nguồn từ tư tưởng cho rằng quốc tịch không liên quan đến sự lựa chọn vị trí quản lý

Khi đi đến các chi nhánh địa phương, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều những vấn đề thế này.
Theo đó, vào năm 2013, trong khi xem xét chính sách về nhân lực toàn cầu trong tương lai, chúng tôi đã tiến hành phân tích định lượng về số nhân viên thuyên chuyển đến mỗi chi nhánh địa phương, số lần thuyên chuyển, số năm thuyên chuyển, độ tuổi trung bình của các nhân viên thuyên chuyển, cũng như số lượng nhân viên thuyên chuyển sau 10 năm, tỷ lệ giữa nhân viên bản xứ và nhân viên người Nhật tại mỗi chi nhánh, v.v… sau khi phân tích, chúng tôi sẽ dùng dữ liệu đó để làm rõ các vấn đề.
Từ kết quả trên, rất nhiều vấn đề đã được phát hiện.Trong số đó, điều khiến tôi chú ý chính là vấn đề địa phương hóa trong ban lãnh đạo.Vấn đề địa phương hóa nhân viên tại các chinhánh nước ngoài luôn tồn tại các ưu điểm và khuyết điểm.Việc phân bổ vị trí quản lý sẽ phụ thuộc vào mỗi quốc gia và khu vực, có những vị trí nên giao cho người Nhật phụ trách nếu việc quản lý tại nơi đó gặp khó khăn.Mặt khác, tôi đã đề ra kế hoạch “Đào tạo quản lý cơ sở Châu Á” với tư tưởng cho rằng việc lựa chọn quản lý không cần dựa trên quốc tịch, mà chỉ cần họ có thể hiểu rõ về công ty.

Ngay từ giai đoạn lên kế hoạch, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ từ trường Đại học Sanno trong việc tổ chức đào tạo quản lý cơ sở Châu Á.Trong các buổi thảo luận liên tiếp về kế hoạch này, “Tiêu chuẩn hóa kiến thức dành cho quản lý cơ sở” là chủ đề mới nhất được đưa ra khai thác.
Trong chế độ quản lý nhân lực của công ty không quy định việc lựa chọn vị trí giám đốc và quản lý nhà máy tại cơ sở nước ngoài phải tuân theo chế độ tại Nhật Bản.Vì lý do này, chúng tôi cho rằng không có vấn đề gì đối với những nhân viên thuyên chuyển sau khi đã được đào tạo những điều cần thiết cho quản lý kinh doanh – đây vốn thuộc chế độ quản lý nhân sự mới từ sau năm 2014, nhưng sẽ thực sự là vấn đề đối với thế hệ không có cơ hội được đào tạo trước đó, họ phải thuyên chuyển mà không được trang bị đủ kiến thức và kỹ năng nào ngoài kiến thức chuyên môn của bản thân.
Ví dụ, một nhân viên thuộc bộ phận sản xuất, họ có thể là chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất, nhưng chúng ta không thể yêu cầu họ phải có kiếnthức và kinh nghiệm như một người quản lý với khả năng phân bổ nguồn lực và đưa ra chiến lược trong kinh doanh.
Để đối phó với tình hình này, chúng tôi sẽ đề ra những nhu cầu cụ thể và thông qua việc đào tạo sẽ bổ sung kiến thức trong từng lĩnh vực còn thiếu sót cho nhân viên thuyên chuyển.

“Đào tạo quản lý cơ sở Châu Á” được xúc tiến dựa trên việc xem xét quan điểm của nhân viên địa phương

Khóa đào tạo này được tổ chức mỗi 18 tháng 1 lần, và quản lý cơ sở của các nước tại Châu Á sẽ tập trung tại quốc gia tổ chức đào tạo.Tính đến nay, khóa đào tạo đã được tổ chức 3lần.

Nội dung đào tạo của lần tổ chức đầu tiên được thực hiện với chủ đề “Quản lý nguồn nhân lực”, xuất phát từ quan điểm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là việc làm rất quan trọng để thúc đẩy việc sử dụng nhân sự địa phương,Đây là chương trình giúp người tham gia đào tạo có thể nắm bắt được toàn bộ quy trình từ tuyển dụng đến nghỉ hưu, bao gồm công tác tuyển dụng và đào tạo, bố trí và đánh giá, v.v… đồng thời giúp họ có thể suy nghĩ thêm về cách thức quản lý nguồn nhân lực hiệu quả.
Từ lần tổ chức thứ 2, chúng tôi đã xây dựng chương trình đào tạo dựa trên việc tìm hiểu những khó khăn và nỗi lo lắng mà người quản lý cơ sở thường gặp, thông qua bảng hỏi dành cho người tham gia.Kết quả là, người tham gia đã có thể hiểu rõ hơn về “Kiến thức tài chính cần thiết để thực hiện chiến lược”, đây là vấn đề đặc biệt nhận được rất nhiều yêu cầu tìm hiểu.Theo đó, chúng tôi đã thực hiện chuyến thị sát tại Việt Nam vào tháng 2/2017 cùng với ngài Matsuo, nhà nghiên cứu của trường Đại học Sanno, đang phụ trách chương trình đào tạo, đồng thời chúng tôi đã chọn “Kế toán quản trị dành cho quản lý cơ sở” làm chủ đề cho lần đào tạo thứ 3 dựa trên tình hình hiện tại và nhiệm vụ trong tương lai.
Trên thực tế, chương trình đào tạo này gặp phải một vấn đề, đó là khi nhân viên thuyên chuyển bị thay đổi sẽ dẫn đến tình trạng người tham gia khóa đào tạo cũng bị thay đổi theo.Ví dụ, có trường hợp người không tham dự khóa đào tạo lần 1 và lần 2, nhưng sau đó có thể được yêu cầu tham dự lần 3 với tư cách là quản lý cơ sở mới.Hiện tại, chúng tôi vẫn tiếp tục đào tạo nhân viên bằng các vấn đề liên quan trước, trong tương lai, chúng tôi sẽ chuyển sang đào tạo kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nhân viên là quản lý cơ sở trước khi họ thuyên chuyển, chứ không phải là sau khi thuyên chuyển.
Theo tình hình hiện nay, bởi thời gian chuẩn bị cho quá trình từ khi quyết định quản lý cơ sở cho đến lúc thuyên chuyển rất ngắn, nên chúng tôi cho rằng cần xem xét lại cơ cấu lựa chọn quản lý cơ sở ngay từ đầu.
Đối với cá nhân tôi, điều khiến tôi luôn bận tâm không phải chỉ là vị trí người quản lý đào tạo, mà là hy vọng có thể tập trung nhiều hơn trong việc kết nối với mỗi người tham gia đào tạo, và tìm hiểu những khó khăn và nhu cầu của họ trong việc học hỏi.

Đào tạo người lãnh đạo thế hệ sau

Kể từ năm 1977, công ty Yazaki luôn tổ chức “Trại hè Yazaki” thường niên dành cho con cái của nhân viên tại Nhật Bản và nước ngoài.Đây không chỉ là nơi để bọn trẻ gặp gỡ nhau và trải nghiệm, mà còn là cơ hội để chúng có thể quan tâm nhiều hơn đến môi trường và hiểu rõ về nhau hơn thông qua việc giao lưu quốc tế.Trại hè này đã được tổ chức suốt 40 năm qua, và tổng số người tham gia ở cả Nhật Bản và nước ngoài tính đến nay đã vượt hơn 15.000 người.

Trong năm nay, công ty sẽ chào đón sự kiện kỷ niệm lần thứ 23, bên cạnh việc chào đón nhân viên từ các công ty thuộc tập đoàn Yazaki đến Nhật Bản, dạy họ tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản, thì “Đào tạo văn hóa doanh nghiệp Yazaki” cũng là chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hướng đến việc thúc đẩy sự hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp Yazaki.Cho đến nay, đã có hơn 200 nhân viên hoàn thành chương trình đào tạo này. Trong thời gian 1 năm sống tại Nhật Bản, những người tham gia khóa đào tạo đã có nhiều cơ hội được giao tiếp bằng tiếng Nhật, và sau khi trở về nước, họ làm việc tích cực tại chi nhánh địa phương với vai trò là cầu nối giữa Nhật Bản và quốc gia của họ.

Thông qua các hoạt động kể trên, chúng tôi hy vọng có thể thúc đẩy việc “đào tạo con người” nhằm mục đích trở thành một công ty toàn cầu thực sự trong tương lai.

Thông điệp từ ngài Matsuo, nhà nghiên cứu tại Đại học Sanno

Trong khóa đào tạo quản lý cơ sở, tôi đã diễn thuyết về quan điểm và những kiến thức cần thiết đối với người lãnh đạo tại các cơ sở ở nước ngoài.Về quản lý sản xuất và cải tiến kinh doanh, mặc dù có nhiều người có trình độ nghiệp vụ cao, nhưng tôi cho rằng cũng có nhiều người có thể dựa trên những gì họ đã học được về quản lý nguồn nhân lực và chiến lược tài chính cần thiết cho quản lý để cảm nhận được tầm quan trọng của việc cải tiến thông qua các biện pháp tối ưu hóa từng bộ phận từ quan điểm tối ưu hóa tổng thể.
Bản thân tôi đã học được rất nhiều từ các cuộc thảo luận về cách làm thế nào để đi vào từng phương pháp chiến lược, dựa trên những khó khăn vốn có trong hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.Ngoài ra, tôi cũng cảm thấy được khích lệ bởi cách trình bày hăng say về triết lý kinh doanh của hầu hết các quản lý cơ sở.Đặc biệt, tôi đã cảm thấy rất ngạc nhiên bởi cách nói của họ về tinh thần Yazaki. Triết lý kinh doanh này đang dần ăn sâu vào nền tảng xây dựng thành công cho hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.Trong khi nhiều công ty tập trung vào đào tạo ngôn ngữ và các kỹ năng công nghệ khác để đạt được thành công trong việc kinh doanh ở nước ngoài, khóa đào tạo này lại giúp tôi một lần nữa có thể thực sự cảm nhận được tầm quan trọng của việc đào tạo triết lý kinh doanh của công ty.

松尾 泰
学校法人産業能率大学 総合研究所
経営管理研究所 戦略・ビジネスモデル研究センター
主幹研究員