総合研究所について

Ý kiến khách hàng

Tên tổ chức: Agribank
Chức vụ: Member of Board of Directors
Họ tên : Nguyen Ngoc
Nguyen Ngoc

Người phỏng vấn

Ông Naito Hidetoshi, Chuyên viên nghiên cứu cấp cao
Thuộc Viện nghiên cứu tổng hợp, Trường Đại học SANNO

Phỏng vấn

Ông Naito: Tôi xin phép được giới thiệu ngắn gọn về cuộc gặp gỡ với ông Ngọc. Lần đầu tiên tôi gặp ông ấy là năm 2013. Khi đó, ông Ngọc đến Nhật Bản với tư cách là thành viên ban lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tôi thì đảm nhận vai trò chủ khảo của khóa đào tạo khả năng lãnh đạo và quản lý trong 10 ngày. Nội dung đào tạo là "Kỹ năng lãnh đạo", "Cách quản lý của Nhật Bản", "Giải quyết vấn đề", "Quản lý sự thay đổi", "Phát triển khả năng lãnh đạo và tự phát triển bản thân". Tất cả các chủ đề đều gắn với các ví dụ điển hình ở công ty Nhật Bản trong thời gian gần đây, việc đào tạo được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức thảo luận. Đây có lẽ là phương pháp học tập hoàn toàn mới đối với học viên Việt Nam. Tôi đã có cơ hội đi cùng ông Ngọc trong chuyến tham quan Hakone khi ông còn ở Nhật Bản, đây là dịp để tôi hiểu thêm về đất nước Việt Nam. Trong năm 2014, tôi đã được gặp lại ông Ngọc khi có dịp đến Việt Nam, sau này khi ông Ngọc đã chuyển công tác sang Ngân hàng Agribank, nhưng vẫn thắt chặt mối quan hệ với trường Đại học SANNO.
Lần này, ông Ngọc sẽ trở lại Nhật Bản sau 4 năm với tư cách là thành viên Hội đồng thành viên của Agribank, và ông ấy sẽ tham gia khóa đào tạo của trường Đại học SANNO. Tôi thực sự cảm ơn ông vì điều này.

Ông Ngọc:
Tôi cũng rất vinh dự vì điều này.
Lần này, tôi đại diện cho Hội đồng thành viên của Agribank, lãnh đạo đội ngũ nhân sự và trở lại Nhật Bản một lần nữa để học tập về hệ thống quản trị nhân sự tại các ngân hàng thương mại.
Ông Naito:
Tại sao ông muốn tham gia khóa đào tạo ở trường Đại học SANNO thêm lần nữa?

Ông Ngọc:
Những kiến thức và kỹ năng mà tôi học được trong khóa đào tạo năm 2013 rất thực tế và hữu ích. Sau khi quay về Việt Nam, tôi đã áp dụng những kiến thức này vào công việc hàng ngày.
Ấn tượng đối với trường Đại học SANNO trong khóa đào tạo tại thời điểm đó đến bây giờ vẫn còn đọng lại trong tôi. Những vị giáo sư của Đại học SANNO có kiến thức chuyên môn sâu rộng về các chủ đề, hơn nữa còn rất nhiệt tình và thân thiện với học viên. Vì vậy, tôi cảm thấy trường Đại học SANNO là một đối tác rất tốt.

Ngay cả khi tôi đã giữ cương vị là thành viên Hội đồng thành viên của Agribank, nhưng nếu có cơ hội, tôi vẫn muốn đưa ban lãnh đạo của chúng tôi cùng đi đến trường Đại học SANNO. Tôi muốn họ được trải nghiệm nội dung và phương pháp đào tạo của Đại học SANNO.

Ông Naito:
Chân thành cảm ơn ông.
Khóa đào tạo lần này là chương trình đào tạo theo đơn đặt hàng dành cho Ngân hàng Agribank, bao gồm đào tạo theo hình thức thảo luận nhóm trong 2 ngày và đi tham quan học tập tại các cơ quan tài chính trong 3 ngày.
Theo ông, điểm mấu chốt trong khóa đào tạo này là gì?

Ông Ngọc:
Các học viên đến Nhật lần này là những người lãnh đạo hoạt động kinh doanh chịu trách nhiệm về mảng nhân sự. Điểm mấu chốt là tiếp thu được những giá trị về kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản. Và mục đích của việc đào tạo là áp dụng những bài học này vào việc xây dựng hệ thống lương mới của Agribank.
Ông Naito:
Thông qua khóa đào tạo lần này, ông đã học được những gì? Và khi trở về Việt Nam, ông mong muốn những kiến thức này sẽ được áp dụng cho Agribank ra sao? Ông có thể chia sẻ cho chúng tôi về những điều này được không ạ?

Ông Ngọc:
Lần này, tôi muốn học hỏi nhiều điều trong khóa học nhưng thời gian lại hạn hẹp. Lượng kiến thức tiếp thu trong lần này có lẽ sẽ không nhiều, nhưng đối với chúng tôi thì đó thực sự là nguồn kiến thức rất lớn.

Ví dụ như, tôi hiểu rằng hệ thống nhân sự của Nhật Bản cũng đang thay đổi và luôn chuyển động.

Tôi cũng hiểu được việc chú trọng vào thành quả, kết quả, thành tích theo hình thức thâm niên trong hệ thống nhân sự. Và tại các ngân hàng mà chúng tôi đến tham quan học tập, tất cả các hoạt động quản lý đều được chỉ đạo theo mục tiêu. Những kiến thức như vậy rất hữu ích đối với chúng tôi.
Tôi nghĩ rằng ý tưởng kết hợp cách quản lý theo mục tiêu với quản lý thành tích theo KPI giống như Nhật Bản rất thiết thực đối với Ngân hàng Agribank. Thêm nữa, còn có 1 việc gây ấn tượng rất sâu sắc với tôi. Đó là các ngân hàng Nhật Bản rất nỗ lực trong công tác giáo dục. Bằng cách giáo dục không ngừng, các ngân hàng đã hỗ trợ cho sự phát triển của con người và nâng cao chất lượng công việc của nhân viên.
Tôi cũng có suy nghĩ là sẽ quan tâm đến hoạt động giáo dục sao cho các nhân viên của ngân hàng chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để mang lại kết quả tốt.
Về điểm này, tôi thật sự cần phải học tập nhiều hơn nữa và phải nỗ lực không ngừng.

Ông Naito:
Khi tôi được hợp tác với ông Ngọc, với tư cách là nhà quản lý, tôi luôn nhận được yêu cầu cực kỳ cao và nghiêm khắc. Tôi cảm thấy luôn có một khoảng cách giữa yêu cầu của ông Ngọc và những điều tôi có thể làm được. Chính vì khoảng cách lớn không biết làm sao để lấp đầy đó, mà tôi luôn bị thúc giục bởi ý nghĩ muốn làm một điều gì đó. Bên cạnh đó, tôi luôn suy nghĩ là mình phải làm sao để có thể đáp ứng yêu cầu kể trên. Lần này, tôi không biết là mình có thể lấp đầy khoảng cách này được bao nhiêu, nhưng chính vì tôi và ông có cùng quan điểm nên tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ quyết tâm cùng nhau hợp tác đến cùng.


Ông Ngọc:
Tôi nghĩ rằng việc giữa các hai quốc gia cũng như giữa hai tổ chức có những khoảng cách là điều đương nhiên. Nhật Bản đã trở thành một quốc gia phát triển và có những điểm mà chúng tôi cần phải học tập về mặt quản lý.
Tuy nhiên, ngân hàng của chúng tôi đang trong hoàn cảnh chưa thể áp dụng ngay cách quản lý của Nhật Bản. Do đó, những giá trị về kinh nghiệm của Nhật Bản từ trước đến nay là bài học rất bổ ích đối với chúng tôi.

Ông Naito:
Trong tương lai tôi rất muốn được hợp tác với ông để phát triển Ngân hàng Agribank. Chúng ta hãy cũng cố gắng nhé!

Ngày 2/6/2017
Trong Khuôn viên Daikanyama, Trường Đại học SANNO