総合研究所について

  1. 総合研究所についてTOP
  2. Viện Quản Lý toàn cầu
  3. Phòng Nghiên cứu Quản lý Toàn cầu

Phòng Nghiên cứu Quản lý Toàn cầu

Tổng quan về Phòng Nghiên cứu Quản lý Toàn cầu (GMRD)

Chúng tôi tập trung vào sự đa dạng về toàn cầu hóa giữa các công ty Nhật Bản, và giải quyết vấn đề để phát triển nguồn nhân lực cho các công ty này thông qua việc thúc đẩy điều tra và nghiên cứu quản lý toàn cầu từ một loạt các quan điểm.

Định nghĩa về quản lý toàn cầu 

Quản lý toàn cầu dưới góc nhìn của GMRD được định nghĩa là việc quản lý sự đa dạng.

Để thực hiện việc quản lý toàn cầu, cần phải sử dụng tốt các lập luận logic như là một ngôn ngữ chung trong sự đa dạng đòi hỏi một trí tưởng tượng phong phú, như một nhận thức rằng mọi người, tổ chức và các vùng miền đều có các đặc điểm và nền tảng văn hoá riêng của mình cho dù sự khác biệt giữa khu vực hoặc quốc gia trong quản lý kinh doanh có tồn tại hay không.

Bối cảnh yêu cầu quản lý toàn cầu

Khi đề cập đến doanh nghiệp Nhật Bản, toàn cầu hóa thường được hiểu là sự mở rộng ở nước ngoài của các công ty này.

Do đó, nhiều người thường giới hạn phạm vi quản lý toàn cầu thành "điều hành các tổ chức bao gồm chủ yếu là các nhân viên bản xứ khi thực hiện các hoạt động kinh doanh bên ngoài Nhật Bản”.

Xem xét quản lý kinh doanh trên quy mô toàn cầu, các hoạt động ở nước ngoài có thể diễn ra trong một loạt các hình thức, chẳng hạn như thiết lập các cơ sở sản xuất mới, xâm nhập thị trường mới, hoặc kết hợp cả hai, và di dời trụ sở bao gồm cả nghiên cứu và phát triển (R&D) cơ sở.

Cũng không nên bỏ qua sự thật rằng toàn cầu hóa cũng đang xảy ra ở chính đất nước Nhật Bản.

Đó là trong các công ty Nhật Bản hoạt động dưới sự kiểm soát của các doanh nghiệp nước ngoài, ví dụ như nhiều người Nhật sẽ làm việc theo đơn đặt hàng và hướng dẫn của người nước ngoài.

Hoặc là trong các công ty Nhật Bản có người nước ngoài, nhiều người Nhật sẽ đưa ra yêu cầu và hướng dẫn cho người lao động nước ngoài trong một loạt các tình huống khác nhau.

Do đó, trong thực tế, quản lý toàn cầu trong một môi trường kinh doanh sẽ không bị gói gọn trong một vị trí địa lý nhất định.

Có khoảng hai lý do thực sự làm cho quản lý toàn cầu khó khăn đối với các công ty Nhật Bản trong môi trường kinh doanh đó.

Đầu tiên là rào cản ngôn ngữ.
Không có nhiều thành viên của các doanh nghiệp Nhật Bản có thể giao tiếp lưu loát bằng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Nhật.

Lý do thứ hai là thực tế tập quán và văn hóa vốn hình thành nên ý thức của những người làm việc trong công ty và các tổ chức sẽ khác nhau tùy theo nguồn gốc xuất xứ của người đó.

Những vấn đề như vậy thậm chí còn xảy ra cả ở các công ty Nhật Bản được điều hành bởi người Nhật.

Mua bán & sáp nhập (M&As) là nhằm mục đích bù đắp những thiếu sót kinh doanh lẫn nhau. Nói cách khác, 2 hoặc nhiều hơn 2 công ty sẽ kết hợp thành một. Họ chắc chắn sẽ đối mặt với sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục và văn hóa trong tổ chức của họ.

Ngay cả trong cùng một công ty, nhân viên hành chính và kỹ thuật viên có thể sử dụng cùng từ ngữ nhưng ý nghĩa khác nhau, và sự khác biệt đó là hiển nhiên trong các công ty khác nhau.

Do đó, GMRD định nghĩa quản lý toàn cầu ở đây chính là quản lý thành công sự đa dạng.

Lời chào từ Tổng giám đốc

Vào tháng 4 năm 1984, Đại học SANNO thành lập Phòng Nghiên cứu quản lý quốc tế (IMRD) nhằm tiến hành các cuộc khảo sát và thực hiện nghiên cứu về các chủ đề như sự mở rộng ở nước ngoài của công ty Nhật Bản và các công ty đa quốc gia tiến vào Nhật Bản. Viện cũng đóng vai trò tư vấn nhằm mục đích nâng cao nhận thức trong xã hội liên quan đến quản lý quốc tế, và tham gia vào các hoạt động trao đổi lẫn nhau với các trường đại học và các tổ chức giáo dục ở nước ngoài.

Trong quá trình khoảng 30 năm sau khi thành lập IMRD, môi trường quản lý xung quanh các doanh nghiệp Nhật Bản đã thay đổi mạnh mẽ, với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế của Trung Quốc khởi đầu bằng việc gia nhập WTO (tháng 12 năm 2001) và sự phát triển kinh tế ở khu vực Châu Á.

Theo đó, IMRD cũng dần ngưng lại hoạt động chính đến cuối tháng 3 năm 2013 và sáp nhập vào tổ chức mới được thành lập là Phòng Nghiên cứu Quản lý Toàn cầu (GMRD), tổ chức này đi vào hoạt động vào tháng 4 cùng năm.

GMRD tập trung vào cách ứng phó với sự đa dạng trong quan điểm toàn cầu hóa ngày càng tăng của các công ty Nhật Bản.

Mong muốn thật sự của tôi là GMRD sẽ tiến hành được các cuộc khảo sát và nghiên cứu trên phạm vi rộng cho các vấn đề liên quan đến quản lý toàn cầu, và cũng thực hiện các hoạt động nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực với tầm nhìn toàn cầu.

Tháng 7/2013
Joji Hirata
Tổng Giám đốc, Phòng Nghiên cứu Quản lý Toàn cầu
Joji Hirata